Hệ tiêu hóa của bé: phải làm gì khi phân của bé nhiều nước/mềm?
Phân của trẻ sơ sinh rất đa dạng về màu sắc, mùi và cả tính chất, tùy thuộc vào việc bé ăn gì (sữa mẹ, sữa công thức, thức ăn dặm) – giống như người lớn.
Nếu bé chỉ bú mẹ thì phân sẽ mềm gần giống nước. Nếu bé chỉ bú bình sau đó, tùy thuộc vào công thức của sữa thì phân có thể cứng hơn hoặc tương tự với phân của bé bú mẹ. HiPP Combiotic chứa các chất xơ Prebiotic (galacto-oligosaccharides từ lactose) sẽ làm mềm và xốp phân hơn.
Việc đi vệ sinh của bé thay đổi…nếu…
- Thay đổi sữa công thức (thay đổi qua từng giai đoạn)
- Trẻ đang mọc răng
- Ăn ít thức ăn dặm hơn
- Trẻ uống nhiều các loại đồ uống hơn, ví dụ như khi trời nóng
- Trẻ bổ sung một lượng lớn hoa quả/nước quả
Bạn có thể làm gì?
Bạn chấp nhận hiện tại và chờ đợi, thay tã lót cho bé nhiều hơn, để thoáng khí và nếu cần thiết, bôi kem chống hăm để bảo vệ da cho bé.
Để phân bé cứng hơn, bạn có thể theo những mẹo nhỏ sau (thời kỳ bé ăn dặm)
- Dựa vào món ăn mà bé ăn.
- Chuối và carrot làm phân trở nên cứng hơn.
- Kiểm soát lượng ăn trái cây của bé
Nếu phân của bé lỏng và có mùi khó chịu, và đi tiêu nhiều hơn vài lần trong ngày (nhiều hơn so với bình thường), đó là tình trạng của tiêu chảy, và trong trường hợp này bạn bắt buộc phải cho bé đi khám. Bệnh tiêu chảy nên được điều trị kịp thời. Chỉ có bác sĩ nhi khoa mới chẩn đoán được nguyên nhân.
Nếu bé bị kèm theo nôn mửa và sốt nhẹ, hoặc các triệu chứng khác, rất có thể bé đã bị rối loạn tiêu hóa, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và bạn phải đưa trẻ đến khám để các bác sĩ có thể nắm rõ tình hình.
Nếu bé đang bị tiêu chảy và/ hoặc nôn mửa, một lượng lớn nước và các khoáng chất (electrolytes) bị mất trong thời gian ngắn. Nếu không được thay thế kịp thời, cơ thể bé bị mất nước nhanh chóng.
Điều quan trọng nhất là phải bù lại lượng nước và khoáng chất bị mất. Để giải quyết tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo các giải pháp qua việc uống (giải pháp bù nước và điện giải ORS).