Công cụ tính toán ngày dự sinh HiPP: cách dễ dàng nhất để xác định ngày dự sinh của bạn

Bạn đang mang thai và muốn biết ngày sinh dự kiến của mình? Tại HiPP, chúng tôi đã phát triển một công cụ tính ngày dự sinh sử dụng online và hoàn toàn miễn phí. Tìm hiểu thêm về cách để “tính ngày dự sinh”.

Làm thế nào để xác định ngày dự sinh?

Với rất nhiều ba mẹ thì việc xác định ngày dự sinh là một trong những bước quan trọng nhất, ngay sau khi biết tin có thai. Họ cũng muốn chuẩn bị tốt nhất có thể cho bé con sắp chào đời và cho tất cả mọi thứ về sau. Vì vậy việc biết được ngày dự sinh chính là mấu chốt. Tuy nhiên, biết ngày dự sinh cũng giúp ích rất nhiều cho việc đi thăm khám. Đây là một hệ quy chiếu quan trọng đối với sự phát triển của bào thai.

Ngày dự sinh được coi là một hệ quy chiếu

Ngày dự sinh chính là ngày mà khả năng em bé chào đời ở mức cao nhất. Dù vậy chỉ khoảng 4% em bé được sinh ra chính xác vào ngày dự sinh của mình. Hầu hết các con đều ra đời trong khoảng 2 tuần trước hoặc 2 tuần sau ngày dự sinh. Do vậy giai đoạn này vẫn liên quan tới ngày dự sinh.

Bạn có thể tự xác định ngày dự sinh dựa vào một công thức đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn dùng công cụ tính ngày dự sinh của HiPP thì sẽ càng dễ dàng hơn.

Ngày dự sinh & các tuần của thai kỳ

Ngày dự sinh được tính như sau: Một thai kỳ trung bình khoảng 40 tuần. Thai kỳ bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Đây cũng là cách mà các bác sĩ và người hộ sinh tính ngày dự sinh cho bạn.

Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng:

Ngày (Trung bình 28 ngày, nếu bạn không biết chính xác bao lâu chu kỳ của bạn)

🡇

Lưu ý!

Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc sử dụng công cụ tính ngày dự sinh không thay thế được việc đến gặp bác sĩ/người hộ sinh của bạn.

Xác định ngày dự sinh với bác sĩ phụ sản hoặc người hộ sinh

Bác sĩ phụ sản hoặc người hộ sinh không hay dùng các công cụ tính online, thay vào đó họ sử dụng Quy tắc Naegele hoặc vòng tròn thai kỳ (một dạng lịch thai kỳ). Theo Quy tắc Naegele, ngày dự sinh của một người phụ nữ với chu kỳ kinh nguyệt trung bình 28 ngày được tính như sau:

Ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối + 7 ngày – 3 tháng + 1 năm

Ví dụ:

Ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng: 06.07.2020

Cộng 7 ngày: 13.07.2020

Trừ 3 tháng: 13.04.2020

Cộng 1 năm: 13.03.2021

Nếu chu kỳ của bạn dài hoặc ngắn hơn, hãy cộng them hoặc trừ đi số lượng ngày chênh lệch so với số ngày trung bình là 28: ngày đầy của kỳ kinh nguyệt cuối cùng + 7 ngày – 3 tháng +/- số lượng ngày trong kỳ nguyệt chênh so với số ngày trung bình 28.

Xác định ngày dự sinh sau khi thụ tinh nhân tạo

Quy tắc Naegele không được sử dụng để tính toán ngày dự sinh của em bé thụ tinh nhân tạo. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tính toán ngày dự sinh dựa trên ngày thực hiện thụ tinh. Có nghĩa là công thức tính ngày dự sinh sẽ sử dụng ngày thụ thai thay vì ngày đầu của kỳ kinh cuối.

Sẽ rất khó để xác định ngày thụ thai nếu bạn mang thai theo cách thông thường. Tuy nhiên khi làm thụ tinh nhân tạo, bác sĩ sẽ biết chính xác ngày thụ thai. Do đó công thức tính ngày dự sinh sẽ tính như sau:

Ngày thụ thai -  3 tháng – 7 ngày + 1 năm.

Xác định ngày dự sinh khi mang thai đôi hoặc đa thai

Mang đa thai nghĩa là các em bé sẽ phải chia sẻ không gian trong bụng mẹ. Đó chính là lý do mà các ca mang đa thai thường sinh sớm hơn dự kiến.

Hãy sử dụng công cụ tính ngày dự sinh của chúng tôi để xác định ngày dự sinh. Sau đó trừ đi một vài tuần, thường các mẹ mang thai đôi/đa thai sẽ sinh vào khoảng tuần 3738.

Tính toán tuần thai của bạn hiện tại

Có phải bạn muốn biết thai kỳ của mình đang ở tuần thứ bao nhiêu? Rất đơn giản! Bạn chỉ việc điền thông tin vào Công cụ tính thai kỳ HiPP, nhấn Enter và đợi kết quả trả về trong tích tắc.

Bên dưới kết quả ngày dự sinh, bạn cũng sẽ thấy số tuần thai của bạn hiện tại.

Lưu ý thêm: Nếu chưa có thai, bạn có thể sử dụng Công cụ tính ngày rụng trứng HiPP của chúng tôi để tìm ngày dễ thụ thai nhất.

Tại sao bạn nên biết ngày dự sinh của bé yêu

Ngoài việc mong ngóng ngày được gặp con, dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao bạn nên biết ngày dự sinh của con mình:

1. An tâm hơn

Quãng thời gian mang thai luôn thú vị dù là bạn đang bầu lần đầu hay lần thứ 3 đi chăng nữa. Với tư cách một người sắp trở thành cha mẹ, bạn hẳn rất mong ngóng ngày con chào đời. Biết được ngày thành viên mới này tới sẽ mang đến cảm giác dễ chịu và an tâm hơn rất nhiều.

2. Chuẩn bị sẵn sàng

Lên kế hoạch cho mọi thứ cũng sẽ dễ dàng hơn khi đã biết ngày dự sinh. Bạn có thể lên lịch tham gia lớp học tiền sản sớm hơn chẳng hạn. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu các lớp học này vào khoảng tuần thứ 28 và nên học xong muộn nhất là 4 tuần trước ngày dự sinh. Đây cũng là lúc bạn nên chuẩn bị sẵn sàng giỏ đồ mang đi sinh đấy.

3. Thông báo với sếp/người quản lý của bạn

Hãy thông báo với sếp/người quản lý của bạn về việc bạn có thai để đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như cho doanh nghiệp thời gian sắp xếp công việc, tìm người thay thế vị trí khi bạn nghỉ thai sản.

Tại Việt Nam, người lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lưu ý:

Trong nhiều môi trường đặc thù, lao động nữ không được phép làm việc khi có thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động có nghĩa vụ cho người lao động nữ mang thai nghỉ và tìm người thay thế vị trí.

4. Chọn bệnh viện, đăng ký gói sinh

Hãy nhớ đăng ký trước với bệnh viện hoặc trạm y tế nơi bạn muốn sinh con. Khi đăng ký bạn cũng sẽ phải thông báo ngày dự sinh để bác sĩ/người hộ sinh lên lịch đi sinh cho bạn.

5. Chọn bác sĩ đỡ đẻ/người hộ sinh

Trong nhiều gói sinh của các bệnh viện, bạn sẽ được chọn bác sĩ đỡ đẻ/người hộ sinh cho mình. Đây là người sẽ hỗ trợ bạn trước, trong và sau quá trình sinh nở. Hãy trao đổi với bác sĩ đỡ đẻ/người hộ sinh về tình trạng thai kỳ của bạn để họ nắm rõ thông tin và hỗ trợ bạn tốt nhất.

6. Đăng ký giấy khai sinh cho bé

Bạn có thể đăng ký làm giấy khai sinh online hoặc trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Ngày sinh dự kiến có chính xác không?

Một điều chắc chắn: Ngày dự sinh thường không phải là ngày sinh thực sự. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán ngày dự sinh, ví dụ: nếu bạn không thể nhớ chính xác ngày cuối của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình, dẫn đến kết quả cũng bị sai đi vài ngày. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn trung bình cũng có thể dẫn tới sai lệch ngày dự sinh.

Hơn nữa, dù thai kỳ bình thường sẽ kéo dài 40 tuần nhưng có em bé ra đời sớm hơn, có bé lại ra đời muộn hơn khoảng thời gian này, những việc này là hoàn toàn bình thường. Điều này có nghĩa là mẹ không nên dựa quá nhiều vào ngày dự sinh.

Chẳng hạn ngày sinh dự kiến là 13/04/2021, em bé có thể sẽ ra đời vào khoảng 03/04 đến 23/04/2021.  Sai lệch thường trong khoảng +/-10 ngày so với dự kiến. Những em bé sinh quá sớm trước ngày dự sinh, ví dụ trước 37 tuần, sẽ được xem là sinh non.

Lý do tại sao em bé lại sinh trễ hoặc sinh non

Như đã đề cập ở trên, có một vài lý do ảnh hưởng tới độ dài ngắn của thai kỳ. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về những lý do phổ biến nhất cho việc sinh non và sinh trễ.

Tại sao lại có những ca sinh non?

  • Tính toán sai ngày dự sinh

Mặc dù sử dụng công cụ tính toán ngày dự sinh khá dễ dàng, kết quả vẫn có thể không đúng. Lý do có thể vì bạn đã nhập sai dữ liệu (ví dụ như gõ nhầm) hoặc có thể vì không nhớ chính xác ngày đầu của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Để tránh việc nhập sai dữ liệu, hãy kiểm tra lại một lần nữa trước khi nhấp vào “Tính ngay” nhé.

 

  • Yếu tố tâm lý

Tâm trạng căng thẳng có thể gây tác động tiêu cực lên cả bạn lẫn em bé trong bụng. Vậy nên việc tự chăm sóc bản thân trong thời kỳ mang thai là cực kỳ quan trọng. Hooc-môn biến đổi liên tục khiến phụ nữ mang thai rất dễ căng thẳng về tâm lý. Lo lắng về con cái, tiền bạc hay các mối quan hệ lại càng làm tâm trạng mẹ bầu thêm nặng nề. Tất cả những điều này sẽ tác động lên cơ thể bạn. Khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên căng thẳng stress sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn bình thường. Khả năng nhiễm bệnh cao này có thể gây ra sinh non.

Thông tin quan trọng:

Hãy cố gắng hết sức tránh khỏi căng thẳng khi đang mang bầu. Ví dụ bạn có công việc áp lực và cảm thấy ổn với điều đó, thì chúng vẫn có tác động tiêu cực lên bạn.

  • Suy thai
    Suy thai là một trong những tình trạng gây ra sinh non phổ biến nhất. Đây là tình trạng khi nhau thai không thể cung cấp đủ những thứ em bé cần. Suy thai gây nguy hiểm cho em bé, làm tăng cao nguy cơ sinh non. Với nhiều sản phụ, tình trạng suy thai nghiêm trọng đến mức cần thiết phải cho sinh non.
  • Vi khuẩn gây ra sinh non
    Nhiễm trùng đường sinh do vi khuẩn có thể gây chuyển dạ sớm. Điều này có nghĩa là nguy cơ sinh non tăng lên.
  • Sử dụng các loại chất gây nghiện, chất kích thích
    Hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ có mẹ sử dụng chất kích thích khi mang thai thường sinh non, có bệnh lý hoặc thậm chí tàn tật. Nhiều trẻ còn phải vật lộn với các triệu chứng cai nghiện đau đớn ngay từ trong bụng mẹ và sau khi ra đời.
  • Sinh non do cổ tử cung ngắn
    Cổ tử cung ngắn có thể không đủ lực để giữ thai, đặc biệt là trong những trường hợp song thai, để dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non.

Tại sao lại có những em bé sinh muộn?

 

  • Tính sai ngày dự sinh
    Lý do mà bé sinh quá ngày dự sinh có thể đơn giản vì ngày dự sinh đã bị tính sai.
  • Các nghiên cứu đã chứng minh,
    mẹ bầu lớn tuổi sẽ sinh con quá ngày dự sinh nhiều hơn các mẹ bầu trẻ tuổi.
  • Nghĩa là hoàn toàn bình thường nếu em bé của một người mẹ lớn tuổi ra đời trễ hơn so với ngày dự sinh.
  • Trứng đã thụ tinh làm tổ muộn
    Trứng đã thụ tinh đôi khi sẽ mất thêm thời gian để làm tổ trong tử cung, vì vậy mà ngày bé ra đời có thể bị chậm hơn ngày sinh dự kiến.

Lưu ý thêm:

Có phải những lần mang thai trước của bạn đều quá ngày dự sinh? Vậy đây có thể là lý do khiến lần mang này cũng bị trễ ngày dự sinh đó.

Chuẩn bị sẵn sàng đón bé yêu chào đời

Dù đã tính được ngày dự sinh, em bé vẫn có thể ra đời sớm hơn dự tính. Rất nhiều người làm cha mẹ lần đầu đã phải đối mặt với vấn đề này và muốn có một thai kỳ được lên kế hoạch tốt hơn.

Ngày sinh chính xác rất khó dự đoán được. Chỉ 4% em bé được sinh ra đúng vào ngày sinh dự kiến mà bác sĩ hoặc công cụ tính ngày dự sinh đưa ra.

Đó là lý do tại sao bạn nên chuẩn bị đúng lúc cho việc sinh nở, để luôn sẵn sàng kể cả khi bé chào đời sớm hơn dự kiến. Chúng tôi khuyến khích bạn chuẩn bị sẵn giỏ đồ đi sinh, trong đó nên có đủ quần áo và các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Nếu quá ngày dự sinh mà bé chưa ra đời?

Thường thì không có gì phải lo lắng nếu bé ra đời trễ vài ngày so với ngày dự sinh. Một khi đã qua mốc ngày dự sinh, bác sĩ hoặc người hộ sinh sẽ khám cho bạn 2 ngày một lần để đảm bảo em bé vẫn ổn.

Nếu không có dấu hiệu sinh sau nhiều ngày, bạn có thể được kích sinh. Tuy nhiên, nếu không có dấu hiệu nguy hiểm hay phức tạp nào, bác sĩ hoặc người hộ sinh vẫn sẽ đợi cơn chuyển dạ tự nhiên.

Những câu hỏi quan trọng nhất về ngày dự sinh

Phương pháp nào tốt nhất để tính ngày dự sinh?

Bạn có một số lựa chọn để thiết lập chính xác ngày dự sinh. Ví dụ, bạn có thể sử dụng công cụ tính ngày dự sinh của chúng tôi. Chỉ cần nhập ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và độ dài trung bình chu kỳ của bạn và nhấp vào “Tính ngay”.  Bác sĩ phụ sản hoặc người hộ sinh cũng có thể xác định ngày dự sinh của bạn. Để làm như vậy, họ sẽ cần thông tin giống như bạn nhập vào công cụ tính của chúng tôi. Bạn có thể xác định ngày chính xác hơn nếu bạn biết ngày thụ thai.

Có thể xác định được ngày thụ thai hay không?

Nếu em bé đã ra đời và bạn muốn xác định ngày thụ thai, bạn có thể tính ngược lại từ ngày sinh. Lấy ngày sinh của bé trừ đi 9 tháng, sau đó cộng thêm 7 ngày. Ví dụ bé sinh ngày 01/07/2020, trừ đi 9 tháng là ngày 01/10/2019, công thêm 7 ngày ta sẽ tính ra được ngày thụ thai dự kiến là ngày 08/10/2019.

Tại sao lại có nhiều em bé sinh thiếu tháng?

Có một số lý do tại sao có bé lại sinh sớm hơn ngày dự sinh. Một thai kỳ thường kéo dài 40 tuần, nhưng một số em bé chỉ đơn giản là muốn đến chào đời hơn một chút. Những lý do phổ biến khiến mẹ có thai kỳ ngắn hơn là do tâm lý mẹ bầu căng thẳng, tính nhầm ngày dự sinh, các biến chứng thai kỳ như suy thai hoặc cổ tử cung ngắn, nhiễm khuẩn vùng kín. Mẹ nghiện rượu, nicotin hoặc ma túy cũng có thể dẫn đến sinh non.

Tại sao việc biết chính xác ngày dự sinh lại quan trong?

Biết chính xác ngày dự sinh sẽ giúp tâm lý của bạn thoải mái. Bây giờ bạn đã biết em bé của bạn có nhiều khả năng được sinh vào thời gian nào, cho phép bạn chuẩn bị tốt hơn. Bạn có thể đặt gói sinh hoặc đặt trước bệnh viên hoặc bác sĩ/người hộ sinh mà bạn muốn. Biết khi nào nên hoàn thành lớp học tiền sản và khi nào thì nên sắp xếp xong giỏ đồ đi sinh. Ngày dự sinh cũng rất quan trọng để xác định thời gian bắt đầu nghỉ thai sản và sớm thông báo với người quản lý hay sếp của bạ

Thông tin về tác giả:

Anja Schröder, một người mẹ, bà đã viết bài với tư cách là một freelancer cho một số blog gia đình lớn trong nhiều năm. Bà tập trung chủ yếu vào chủ đề gia đình, làm các bài viết của mình trở nên sống động với cách kể chuyện thú vị.

Chuyên gia tư vấn và biên tập:

Birgit Laue, nữ hộ sinh & sư phạm y khoa, chuyên gia PR, tác giả