Skip to main content

Các tuần của thai kì:

Tuần 38 của thai kỳ: Thời gian chuẩn bị cuối cùng cho con yêu

Khi tuần 38 bắt đầu, bạn đang ở tuần thứ hai của tháng thứ mười của thai kỳ. Cuộc sống của bạn đã thay đổi rất nhiều, nhưng không có cảm giác nào giống như niềm vui háo hức khi bạn sắp được gặp con mình.

Kích cỡ bé yêu tuần mang thai thứ 38

Bé yêu đã phát triển thêm một cm chiều dài và hiện dài 49 cm – chiều dài của một cành dọc mùng. Hiện bé  nặng 3096 gram, tức là hơn 3 kg và bé đang nhanh chóng đạt đến chiều dài và cân nặng khi sinh.

Sự phát triển của bé yêu

Đầu của bé đã lớn hơn một chút và hiện có đường kính khoảng 32 cm. Thời gian còn lại trước khi sinh sẽ được dành để chuẩn bị cho phổi “luyện tập” – khoảnh khắc các bé thở lần đầu tiên: cơ thể bạn hiện đang sản xuất cortisone, giúp phổi của bé nở ra hoàn toàn khi bé thở lần đầu tiên và không dính vào nhau. Kể từ thời điểm đó, bé có thể thở độc lập và có thể tồn tại bên ngoài bụng mẹ.

Vào tuần 38, em bé của bạn sẽ không cử động nhiều. Điều này một phần là do bé không có nhiều không gian, nhưng cũng vì bé cần nghỉ ngơi và chuẩn bị cho việc chào đời. Việc chuyển dạ giả đã đưa bé xuống sâu trong khung xương chậu của bạn.

Trong các lần đi khám định kì của bạn ở giai đoạn này, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp siêu âm để xác định xem nhau thai có đang làm đúng chức năng nhiệm vụ của nó không. Nếu không, bác sĩ có thể quyết định cho bạn sinh con sau khi cân nhắc tình hình và cân nhắc các rủi ro và lợi ích cho thai nhi và sự phát triển khỏe mạnh liên tục của bé.

Bác sĩ cũng có thể ước tính ngày dự sinh. Nếu điều này sớm xảy ra và nếu CTG cho thấy bạn đang trải qua các cơn co thắt ngắn, không đều, thì tốt hơn hết là bạn nên bắt đầu sinh. Điều này phụ thuộc vào tình hình của bé và các dấu hiệu quan trọng. Có những cách tự nhiên, nhẹ nhàng để kích thích sinh nở mà tử cung của bạn sẽ phản ứng tích cực, và điều này sẽ khuyến khích em bé di chuyển đầu xuống sâu hơn vào vòng chậu của bạn khi đến thời điểm.

Cơ thể mẹ bầu tuần mang thai thứ 38

Cảm giác hồi hộp sẽ dâng cao hơn bao giờ hết vào thời điểm này. Áp lực mà em bé đè lên sàn chậu của bạn sẽ vẫn khiến bạn đau lưng và đau bụng, điều này sẽ khiến dây thần kinh của bạn căng thẳng. Điều này gần như chắc chắn sẽ tương tự đối với chồng của bạn. Hầu hết các ông bố tương lai đều cảm thấy rất hồi hộp trong giai đoạn này, đặc biệt nếu đây là đứa con đầu lòng, vì họ cũng không biết khi nào vợ mình sẽ sinh. Ngay cả trong những lúc căng thẳng, hãy nhớ rằng bác sĩ của bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bất cứ khi nào bạn cần. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết ảnh hưởng của các cơn co thắt bất thường đối với em bé của bạn và ý nghĩa của chúng đối với việc bắt đầu quá trình sinh nở.

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường

Cơ thể bạn chuẩn bị cho việc sinh nở

Nếu cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở, dịch nhầy của bạn sẽ lỏng ra. Trong suốt thai kỳ của bạn, nó đã “niêm phong” cổ tử cung của bạn và đảm bảo rằng không có vi khuẩn nào có thể xâm nhập vào tử cung của bạn. Khi nó lỏng ra, bạn sẽ thấy tiết dịch màu trắng tăng lên (cũng có thể chứa một lượng máu nhỏ) - đây thường được gọi là “hiện tượng ra máu”. Một khi điều này xảy ra, quá trình sinh thường sẽ bắt đầu 24 giờ sau đó với chuyển dạ thực sự, kéo dài lên tới vài ngày và bao gồm các cơn co thắt bất thường trước khi sinh.

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy và mệt mỏi - cơ thể bạn đang chuẩn bị cho việc em bé chào đời. Cảm thấy mệt mỏi là cách cơ thể nói với bạn rằng hãy nghỉ ngơi đù nhiều trước khi sinh.

Vì vậy, trong tuần 38, bạn nên lắng nghe cơ thể mình, chú ý đến các triệu chứng mà bạn gặp phải và cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt. Hãy tận hưởng những ngày cuối cùng của thai kỳ - không bao lâu nữa, bạn và chồng mình sẽ chào đón thành viên mới trong gia đình.

Lời khuyên của bác sĩ sản khoa

‘Mặc dù mọi thứ đều phải cố gắng hơn một chút, nhưng hãy cố gắng tận hưởng khoảng thời gian này khi chờ đợi em bé chào đời. Hãy nghĩ về những điều bạn có thể làm và nở nụ cười trên môi. ” – bác sĩ sản khoa Dorothee Kutz chia sẻ. 

Lời khuyên hàng đầu

• Nếu bạn gặp phải các cơn co thắt bất thường, hãy kiểm tra xem chúng có thật hay không bằng cách đi tắm! Các cơn co thắt thực sự sẽ tăng lên trong nước ấm, trong khi các cơn co thắt giả sẽ yếu đi.

• Ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống cân bằng và chia thành nhiều bữa nhỏ.

• Đảm bảo rằng bạn đang cung cấp đủ chất sắt - lượng máu bạn bị mất trong khi sinh và trong thời kỳ hậu sản ngay lập tức sẽ làm giảm đáng kể lượng sắt trong cơ thể bạn.

• Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức hoặc liên tục, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại nồng độ sắt.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ sản khoa

Nếu con tôi không muốn quay đầu thì sao?

Một số trẻ gặp khó khăn để chuyển sang vị trí sinh vào tuần 36. Có thể có nhiều lý do khác nhau cho điều này, từ bệnh tật hoặc khuyết tật ở trẻ sơ sinh đến tình trạng trẻ không thể sẵn sàng chào đời. Nếu em bé của bạn bị bệnh hoặc khuyết tật thì sinh mổ là cách tốt nhất. Tuy nhiên, đôi khi không có lý do rõ ràng nào khiến em bé của bạn không vào đúng vị trí sinh. Nếu đúng như vậy, y học sản khoa hiện đại có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật để giúp thai nhi quay đầu (nên áp dụng vào tuần thứ 34), và bạn nên hỏi bác sĩ sản khoa tư vấn về trường hợp này. 

 

Thông tin về tác giả

Juliane Jacke-Gerlitz là một y tá đã đăng ký. Cô đã làm việc trong lĩnh vực tư vấn bà mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ hơn mười năm. Hiện tại cô đang làm một nhà văn y học và nhà tư vấn tâm lý. Juliane Jacke-Gerlitz đã kết hôn được 22 năm, là bà mẹ của 8 đứa con và sống cùng gia đình ở Halle.

*Y tá đã đăng kí: Y tá đã tốt nghiệp từ chương trình điều dưỡng và đáp ứng các yêu cầu do quốc gia, tiểu bang, tỉnh hoặc cơ quan cấp phép tương tự do chính phủ ủy quyền nêu ra để có được giấy phép điều dưỡng.

Những điều liên quan đến bạn:

Tính toán thời gian rụng trứng và thụ thai

Xác định ngày rụng trứng của bạn.

Tính toán ngày dự kiến sinh

Tính toán ngày sinh gần đúng của bé.

Đồ thị cân nặng

Theo dõi các thay đổi trọng lượng của bạn.