Chuyên gia sức khỏe hướng dẫn cách đọc bao bì để phát hiện đường nhân tạo trong thực phẩm
“Đối với trẻ em, lượng đường bổ sung thêm bên ngoài phần lớn đến từ đồ uống chứ không phải đồ ăn.”1
Đường bổ sung thêm bên ngoài là những loại được thêm vào các loại thực phẩm và đồ uống trong quá trình chế biến hoặc trước khi tiêu thụ. Đường bổ sung có nhiều tên gọi khác nhau. Trong các loại sữa thông thường, đường bổ sung có thể bao gồm maltodextrin, chất rắn xi-rô ngô, bột ngô thủy phân, glucose, fructose và sucrose.2 Đường trong sữa mẹ là loại đường lactose từ nguồn sữa hữu cơ tinh khiết.
Ở trẻ em, việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung thêm bên ngoài sẽ làm tăng tỷ lệ béo phì và thừa cân3-4 và có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường tuýp 2.5 Đường nhân tạo cũng liên quan đến các bệnh về răng miệng như sâu răng, điều này có thể khiến trẻ kém tự tin và điều trị cũng rất đắt đỏ.6
Sau đây là hướng dẫn giúp ba mẹ nhận biết liệu loại sữa công thức con đang dùng có chứa đường nhân tạo hay không.
Giống như sữa mẹ, sữa công thức cũng chứa đường lactose, đây là loại đường tự nhiên duy nhất có trong sữa. Điều này có nghĩa là tất cả các loại đường khác có trong công thức sữa đều là đường nhân tạo.
Hãy đọc kỹ các thành phần trên phần thông tin dinh dưỡng trên nhãn và bao bì sản phẩm, ba mẹ có thể tìm thấy đường nhân tạo bằng cách đọc các thành phần được liệt kê theo thứ tự hàm lượng cao nhất đến thấp nhất. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, hãy ưu tiên các sản phẩm không chứa thêm đường. Đối với trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, hãy đặt mục tiêu cho con sử dụng dưới 15 gram đường/ngày, dựa trên nhu cầu năng lượng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đưa ra.
Tài liệu tham khảo
1American Academy of Pediatrics. How to Reduce Added Sugar in Your Child’s Diet: AAP Tips. HealthyChildren.org. healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/How-to-Reduce-Added-Sugar-in-Your-Childs-Diet.aspx. Published April 20, 2021. Accessed November 7, 2022.
2Centers for Disease Control and Prevention. Division of Nutrition, Physical Activity, and Obesity. www.cdc.gov/healthyweight/healthy_eating/sugar.html
3de Ruyter JC, Olthof MR, Seidell JC, Katan MB. A trial of sugar-free or sugar-sweetened beverages and body weight in children. N Engl J Med. 2012;367(15):1397-1406.
4Luger M, Lafontan M, Bes-Rastrollo M, Winzer E, Yumuk V, Farpour-Lambert N. Sugar-Sweetened Beverages and Weight Gain in Children and Adults: A Systematic Review from 2013 to 2015 and a Comparison with Previous Studies. Obes Facts. 2017;10(6):674-693.
5Malik VS, Popkin BM, Bray GA, Després JP, Willett WC, Hu FB. Sugar-sweetened beverages and risk of metabolic syndrome and type 2 diabetes: a meta-analysis. Diabetes Care. 2010;33(11):2477-2483.
6Moynihan P, Petersen PE. Diet, nutrition and the prevention of dental diseases. Public Health Nutr. 2004;7(1A):201-226.
7Euromonitor International, Health and Wellness, Value Sales at RSP.
Bài viết tham khảo
Lợi ích của đường tự nhiên
Lợi ích của đường tự nhiên đối với sức khỏe của bé. So sánh giữa đường tự nhiên và đường nhân tạo.
Thói quen ăn uống lành mạnh của trẻ đến từ lựa chọn của ba mẹ
Một em bé mập mạp trông hết sức dễ thương, nhưng đôi khi điều này đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo đáng quan ngại về sức khỏe của bé.
Chuyên gia nói không với đường bổ sung cho trẻ dưới 2 tuổi
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ dưới 2 tuổi nên tránh đường bổ sung trong chế độ ăn uống, do nguy cơ béo phì, sâu răng, cholesterol cao, tiểu đường,...