Những kiểu bú mẹ khác nhau

Bé yêu của bạn sở hữu đặc điểm nào trong những đặc điểm bú mẹ được mô tả dưới đây?

Con sâu bướm đang rất đói

Trước khi bạn biết đến điều này thì núm ti của bạn đã bị ngậm chặt và bú ti nhiệt tình. Những trẻ thuộc nhóm này luôn biết cách bám chặt lấy bầu ti của mẹ, bú liên tục và chỉ khi trẻ cảm thấy no mới nhả ti mẹ ra. Trẻ rất dễ khi ăn tại bất cứ nơi đâu hay bất cứ thời gian nào và chắc chắn rằng, trẻ luôn no sữa nhờ vào sự háu ăn của trẻ. Khi con có dấu hiệu đói, mẹ hãy tạo tư thế bú mẹ cho bé cẩn thận nhất. Bởi, lúc đói, những đứa trẻ này có lực bú rất mạnh và nhanh, làm tăng nguy cơ tổn thương núm ti khi mẹ không đặt đúng khớp ngậm của lợi trẻ. 

Con sâu ngọ nguậy

Ngay sau khi trẻ nhìn thấy ti mẹ, trẻ cảm thấy vui mừng, vẫy tay chân và háo hức ti phải ti trái. Ai có thể biết, có thể sữa của bầu ti bên này ngon hơn bên kia? Điều này thể hiện niềm vui khi con bú sữa mẹ! Tuy nhiên, đảm bảo rằng sự háu ăn đó không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống của trẻ. Cố gắng cho trẻ bú ngay sau khi bé tỉnh dậy, khi trẻ vẫn nằm, vì điều này sẽ hạn chế sự nhiệt tình của trẻ. Trong sự phấn khích của trẻ, những đứa trẻ này có xu hướng nuốt nhiều không khí khi uống, do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã cho con bú đúng cách để phòng ngừa đầy bụng.

Người sành ăn

Sữa mẹ là một món ăn tinh khiết không đòi hỏi sự vội vã – nên nó cần được thưởng thức và trân trọng khi trẻ ti mẹ.Đó là phương châm của những đứa trẻ sành ăn, chúng thường mất gấp đôi thời gian để ăn so với những đứa trẻ khác. Trẻ sành ăn thường ti từ từ, thường xuyên và không vội vã – Trẻ đảm bảo rằng trẻ nhận được mọi thứ cần thiết ở ti mẹ. Đừng giục trẻ cố gắng và vội vàng! Con của bạn cần thời gian để chơi với núm vú, cảm nhận chút hương vị của vài giọt đầu tiên trước khi ăn thức ăn của chúng đúng cách, thể hiện sự trân trọng của trẻ bằng cách ti sâu và tạo ra tiếng động. Mẹ nên lưu ý rằng những trẻ này dễ bị phân tâm. Một nơi ồn ào không phải là nơi tốt cho việc cho con bú - một cái nhìn quan tâm cũng đủ để trẻ mất tập trung và bỏ ti. Khi cho con bú sữa mẹ ở nơi công cộng, hãy cố che chắn đầu bằng vải mềm. Kịch bản hoàn hảo dành cho những người sành ăn nhỏ tuổi này là tập cho con bú sữa lâu, thư giãn với mẹ, trong sự yên tĩnh tại nhà riêng.

Người mơ màng

Khi ti mẹ, trẻ thường hay cảm thấy buồn ngủ và một chút mơ màng. Trẻ thích ti một chút, nghỉ một chút… và tiếp tục như vậy cho đến khi chúng no bụng! Trẻ thường thư giãn trong lúc ăn. Trẻ không cần những nghi thức trước khi ngủ mà chỉ đơn giản là ngủ thiếp đi khi đang ngậm ti mẹ và đã ăn no. Cũng giống như việc, trẻ có thể dễ dàng quay lại giấc ngủ sau mỗi bữa ăn đêm. Hãy kiên nhẫn và đừng làm gián đoạn bữa ăn của trẻ – bởi vì khi trẻ ngưng ti không có nghĩa là trẻ đã ăn đủ. Cố gắng giữ trẻ ở tư thế ti đứng bởi với tư thế đó trẻ sẽ khó ngủ hơn. Khi trẻ ngưng ti một bên, hãy điểu chỉnh tã cho trẻ và chuyển sang bên khác. Thử chạm nhẹ vào cổ và chân của trẻ để đánh thức trẻ trong suốt quá trình trẻ bú và đảm bảo rằng trẻ ti đủ sữa cho đến khi trẻ đã chìm sâu vào giấc ngủ.

Người trì hoãn

Trong những ngày đầu tiên, trẻ thường miễn cưỡng bú bởi trẻ chưa quen với việc tiếp xúc với khớp ti chính xác. Trẻ có thể cảm nhận được hơi sữa tốt nhưng tiếp nhận được sữa là một công việc khó khăn nên trẻ thường đẩy ti ra! Và điều này làm cho những người lần đầu làm mẹ cảm thấy lo lắng – nhưng trên thực tế, hiện tượng này nên cần thêm một chút thời gian và không nên quá vội vàng khi cho con bú. Ngay khi trẻ ti được, chúng sẽ ăn và phát triển như những đứa trẻ khác. Tất cả những thứ trẻ cần là một chút sự giúp đỡ để tìm ra việc gì nên làm đối với chúng.

Bạn nhận ra rằng con của bạn không sở hữu đặc điểm bú mẹ phía trên? Hoặc có thể bé của bạn kết hợp nhiều hành vi bú mẹ khác nhau được miêu tả dưới đây?

Điều đó hoàn toàn bình thường – sau tất cả, tính cách của con bạn khá đặc biệt và độc đáo. Khi bắt đầu cho con bú mẹ, không có “đúng” hoặc “sai”. Bất cứ mọi việc bạn và con bạn làm đều đúng đắn! Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất trong khi cho con bú là bạn và con bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc sau khi con ăn xong.

Một số mẹo hay có thể giúp bạn:

  • Chạm, chờ đợi và kéo lại gần hơn.
  • Khi trẻ đang bú, nên giữ cho con bạn gần cơ thể bạn nhất và đảm bảo rằng con đã ngậm núm ti đúng cách.
  • Nên thay đổi bên trong khi cho con bú, nhưng chỉ duy nhất một lần để con tách khỏi núm ti, sau khi con đã bú trong tối thiểu 15-20 phút.
  • Tìm hiểu các vị trí cho con bú khác nhau và hãy thực hành một chút đối với con của bạn.
  • Cho con bú mẹ hoàn toàn và hạn chế sử dụng núm ti giả hoặc dụng cụ bảo vệ đầu ti, hạn chế bổ sung thêm sữa công thức trong giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp con của bạn hình thành thói quen bú mẹ. Hãy chắc chắn rằng, núm ti của bạn luôn luôn khô ráo sau khi con ăn xong.