Skip to main content

Các tuần của thai kì:

Tuần 40 của thai kỳ: Em bé đã đạt đến cân nặng khi sinh - nhưng có thể bé vẫn muốn phát triển thêm một chút nữa

Cuối tuần 40 – đây là lúc cuối cùng mẹ cũng đã đến ngày dự sinh, theo tính toán của bác sĩ dựa trên kỳ kinh cuối cùng và các phép đo siêu âm. Em bé có thể đã được sinh ra vào lúc này, hoặc có thể bé muốn mẹ đợi thêm vài ngày nữa. Hầu hết các em bé đã sẵn sàng chào đời sau 38 tuần kể từ khi thụ thai và được trang bị mọi thứ cần thiết để có thể tự tồn tại bên ngoài bụng mẹ. Việc mang thai sẽ mang lại cho mẹ tất cả những cảm giác và bản năng cần có của một người mẹ để chăm sóc một em bé sơ sinh và sau đó nuôi dưỡng tới khi bé lớn lên, trải qua thời thơ ấu và đến tuổi trưởng thành.

Kích cỡ bé yêu tuần mang thai thứ 40

Em bé của bạn dài khoảng 51 cm, tức là đã đạt đến kích thước lúc sinh. Tưởng tượng nếu mẹ ôm bé trong vòng tay, thì có thể thể hình dung bé như một quả bí ngô lớn. Bé nặng khoảng 3440 gram, mức trung bình đối với tất cả trẻ sơ sinh.

Sự phát triển của bé yêu

Trong vài tuần qua, em bé của mẹ đã nạp vào cơ thể rất nhiều chất béo dự trữ đến mức hiện chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Vào tuần 40, gan của bé cũng hấp thụ nhiều tinh bột hơn từ máu của mẹ, mà cơ thể bé sẽ chuyển hóa thành glucose, một dạng đường, khi bé được sinh ra. Glucose sau đó được giải phóng vào máu của bé. Điều này rất quan trọng vì đây là nguồn năng lượng đầu tiên cho bé trong ba hoặc bốn ngày sau khi sinh cho đến khi ngực mẹ có sữa và bắt đầu cho con bú được.

Sữa đầu tiên mẹ sản xuất, được gọi là sữa non, cung cấp cho con những kháng thể quan trọng để xây dựng hệ thống miễn dịch đang phát triển. Điều này giúp trẻ được bảo vệ khỏi vi khuẩn mà chúng sẽ tiếp xúc khi ở ngoài bụng mẹ và đặc biệt sẽ giúp ngăn ngừa cảm lạnh, bệnh mà trẻ rất dễ gặp phải.

Ngay trước khi chào đời, bé sẽ không có đủ không gian trong bụng mẹ nữa. Bá sẽ cuộn tròn trong tư thế bào thai, cúi đầu xuống khung xương chậu nhỏ hơn của mẹ và chờ đợi. Mẹ sẽ nhận thấy rằng bé ở trong tư thế gập người này trong hai hoặc ba tuần đầu tiên sau khi được sinh ra.

Những gì em bé của bạn sẽ trải qua

Sinh nở là một quá trình thú vị và đòi hỏi nhiều khó khăn không chỉ với mẹ mà với cả em bé nữa. Quá trình sinh nở sẽ bắt đầu với những cơn co thắt trong vài tuần trước, điều này có thể khiến bé cảm thấy hơi khó chịu. Cơn chuyển dạ ban đầu này khiến tử cung của mẹ co lại hoàn toàn, đầu tiên là dài hơn và sau đó là những khoảng thời gian ngắn hơn, và các cơ thực sự siết chặt cơ thể và đẩy nó xuống dưới.

Trước khi đầu của em bé (phần lớn nhất trên cơ thể) có thể đi qua âm đạo của mẹ, bé phải quay 90 độ - đây thường là một trong những phần đau đớn nhất khi sinh nở đối với người mẹ.

Một khi bé đã làm được điều đó, đầu của bé sẽ có thể nhìn thấy ở lối vào âm đạo của người mẹ và không khí bây giờ từ thế giới bên ngoài xâm nhập vào thóp của bé sẽ kích thích hơi thở đầu tiên của bé. Điều này thường đi kèm với tiếng khóc đầu tiên của bé và vẻ mặt sợ hãi trên khuôn mặt, nhưng điều đó có nghĩa là bé đã phối hợp rất tốt với mẹ sau giai đoạn quan trọng của ca sinh nở. Vai của trẻ vẫn cần hướng ra ngoài (mẹ sẽ phải đẩy hết sức có thể vài lần), nhưng khi em bé đã ra ngoài, phần còn lại của bé sẽ trượt ra dễ dàng và gọn lẹ. Lúc này, điều bé cần nhất là mẹ đấy!

Cơ thể mẹ bầu tuần mang thai thứ 40

Những tháng ngày mong mỏi và chờ đợi sắp kết thúc, khi mẹ đã đến ngày dự sinh và thai kỳ của mẹ đã gần kết thúc.

Giai đoạn cuối của thai kỳ cũng đồng nghĩa với việc kết thúc quá trình tăng cân ổn định của mẹ: sau khi sinh con, mẹ sẽ giảm cân nhanh chóng do quá trình sinh nở vất vả và bắt đầu cho con bú. Điều này là tự nhiên và bình thường - bởi vì mẹ  cần nhiều năng lượng với tư cách là một người mới làm mẹ!

Chuyển động của trẻ trong bụng mẹ thay đổi đáng kể ở giai đoạn này. Các bộ phận của cơ thể không bị hạn chế có thể hoạt động rất tích cực hoặc em bé của mẹ sẽ được nghỉ ngơi, chờ tử cung của mẹ bắt đầu co lại và quá trình sinh nở sẽ bắt đầu.

Phụ nữ mang thai cũng có thể trải qua một loạt các cơn co thắt khác nhau. Có những ngày mẹ cảm tưởng sắp sinh đến nơi rồi, nhưng sau đó các cơn co thắt lại ngừng và mọi thứ bình tĩnh trở lại. Hãy coi đó là sự bình yên trước cơn bão.

Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường

Một thách thức mới cho cơ thể của mẹ

Các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều về mức độ và vị trí trong tuần cuối của thai kỳ, vì cơ thể mẹ đang phải đối mặt với một thử thách mới và rất nhiều công việc khó khăn. Hỗn hợp hormone khiến dẫn đến cảm giác buồn nôn và có thể nôn mửa và / hoặc tiêu chảy. Các cơn co thắt ruột liên quan đến tiêu chảy kích thích các cơn co thắt tử cung, và các cơn co thắt tử cung không đều cũng có thể gây ra tiêu chảy - hai cơ chế hỗ trợ lẫn nhau. Đau đầu, đau bụng và trúng gió cũng có thể là những dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh.

Đau dạ dày

 

Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, các cơn co thắt sẽ khiến mẹ bị đau bụng và cảm giác co bóp dữ dội ở bụng. Những cơn này ban đầu sẽ xảy ra với những khoảng thời gian không đều đặn trong vài giờ trước khi cuối cùng chúng trở nên dữ dội hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Ở giai đoạn này, cổ tử cung của bạn giãn ra, có thể gây chảy máu. Một khi các cơn co thắt của mẹ diễn ra đều đặn khoảng 5 phút một lần với cường độ từ trung bình đến mạnh, hãy nói với bác sĩ sản khoa hoặc báo chồng và gia đình đưa bạn đến bệnh viện.

Lời khuyên hàng đầu

• Bây giờ bạn nên mang theo điện thoại của mình mọi lúc để có thể gọi cho bác sĩ sản khoa, chồng, gia đình của mình hoặc bất kỳ ai khác khi đến thời điểm chuẩn bị sinh.

• Nghỉ ngơi và thư giãn nhiều nhất có thể - nó sẽ giúp việc sinh nở bớt căng thẳng hơn và làm cho các cơn co thắt bớt dữ dội hơn.

• Ngay cả khi bị co thắt, bạn vẫn có thể ăn. Cố gắng ăn thức ăn nhẹ với số lượng ít và đừng quên uống nước: quá trình sinh nở sẽ cần rất nhiều năng lượng và chất lỏng. Nếu mẹ muốn, hãy mang theo một chút đồ ăn nhẹ khi đến bệnh viện.

• Đừng lo lắng nếu mẹ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi giữa các cơn co thắt - sẽ không đau nếu bạn ngủ một giấc sau đó. Việc ngủ sẽ giúp cơ thể mẹ phục hồi và xây dựng sức mạnh cho lần co thắt tiếp theo.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bác sĩ sản khoa

Gây tê ngoài màng cứng (EA) để làm tê liệt cơn đau khi sinh nở

Phụ nữ mang thai lần đầu không có cách nào thực sự biết được cơ thể họ sẽ phản ứng như thế nào với cơn đau khi sinh nở và bản thân họ sẽ đối phó với nó như thế nào.

 

Nếu quá trình sinh nở diễn ra trong một thời gian dài và bạn bị kiệt sức, bạn có thể được bác sĩ làm thủ thuật gây tê ngoài màng cứng để làm tê liệt cơn đau chuyển dạ.

Gây tê ngoài màng cứng bao gồm việc tiêm thuốc giảm đau vào khu vực giữa các đốt sống trong cột sống, trong “rễ” của các sợi thần kinh trong ống sống, nơi nó có tác dụng làm giảm mức độ đau mà bạn cảm nhận ở vùng xương chậu. Mẹ vẫn có thể cố gắng rặn đẻ để sinh con, nhưng mẹ sẽ không cảm thấy quá đau đớn khi rặn đẻ nếu đã làm thủ thuật gây tê ngoài màng cứng.

Như với tất cả các can thiệp y tế khác, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng cũng có những hạn chế, rủi ro và tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ sẽ cần cân nhắc những ưu và khuyết điểm - hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa của bạn về các lựa chọn giảm đau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Lời khuyên của bác sĩ sản khoa

Các mẹ bầu sẽ suy nghĩ rất nhiều về việc quá trình sinh nở sẽ diễn ra như thế nào và điều gì sẽ giúp ích cho mình trong quá trình sinh nở.

Lời khuyên của tôi là cứ để nó xảy ra. Thảo luận tình trạng của bạn với bác sĩ sản khoa trước khi quyết định áp dụng bất cứ biện pháp giảm đau nào (ví dụ: nằm trong bồn tắm, đi dạo, uống thuốc giảm đau, v.v.). Chỉ một thời gian rất ngắn nữa thôi, bé yêu sẽ chào đời và mọi mệt mỏi, lo lắng, áp lực trong thời gian vừa qua bạn sẽ thấy hoàn toàn xứng đáng.” – bác sĩ sản khoa Dorothee Kutz chia sẻ.

Thông tin về tác giả

Juliane Jacke-Gerlitz là một y tá đã đăng ký. Cô đã làm việc trong lĩnh vực tư vấn bà mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ hơn mười năm. Hiện tại cô đang làm một nhà văn y học và nhà tư vấn tâm lý. Juliane Jacke-Gerlitz đã kết hôn được 22 năm, là bà mẹ của 8 đứa con và sống cùng gia đình ở Halle.

*Y tá đã đăng kí: Y tá đã tốt nghiệp từ chương trình điều dưỡng và đáp ứng các yêu cầu do quốc gia, tiểu bang, tỉnh hoặc cơ quan cấp phép tương tự do chính phủ ủy quyền nêu ra để có được giấy phép điều dưỡng.

Những điều liên quan đến bạn:

Tính toán thời gian rụng trứng và thụ thai

Xác định ngày rụng trứng của bạn.

Tính toán ngày dự kiến sinh

Tính toán ngày sinh gần đúng của bé.

Đồ thị cân nặng

Theo dõi các thay đổi trọng lượng của bạn.