Từ probiotic tới postbiotic: Các “biotic” trong sữa công thức cho trẻ nhỏ là những gì?
Nuôi con bằng sữa mẹ là hình thức dinh dưỡng tự nhiên cho trẻ nhỏ. Bên cạnh các chất dinh dưỡng điển hình cho sự tăng trưởng và phát triển, sữa mẹ còn chứa lợi khuẩn (như lactobacilli) và chất xơ, còn được gọi là oligosacarit sữa mẹ (HMO - human milk oligosaccharides). Cả hai nhóm chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, sinh lý và thiết lập hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ.
Nên làm gì khi trẻ nhỏ không được bú mẹ hoàn toàn hoặc một phần?
Nếu người mẹ không thể cho con bú hoàn toàn hoặc một phần, các chuyên gia khuyên nên sử dụng sữa bột được sản xuất công nghiệp cho trẻ. Các bậc cha mẹ lần đầu tiên đứng ở quầy bán sữa công thức cho trẻ nhỏ thường bị choáng ngợp bởi quá nhiều loại sản phẩm trên kệ và có xu hướng tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia. Bởi vì không phải tất cả các sữa công thức đều giống nhau, chúng ta cần biết một số đặc điểm chính để phân biệt các sản phẩm khác nhau.
Các yêu cầu pháp lý đối với sữa công thức dành cho trẻ nhỏ rất nghiêm ngặt trên khắp Châu Âu. Các loại sữa công thức tiên tiến dành cho trẻ nhỏ có thể chứa các thành phần chức năng như prebiotic (chất xơ), probiotic (lợi khuẩn), synbiotic (cả chất xơ và lợi khuẩn) và postbiotics (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất probiotics), giúp thúc đẩy quá trình định hình đường ruột và từ đó phát triển của hệ miễn dịch vững chắc.
Probiotic – vi khuẩn đường ruột “tốt”
Lactobacilli và bifidobacteria là những vi khuẩn chính được sử dụng trong sữa công thức cho trẻ nhỏ. Nguồn gốc là một đặc điểm phân biệt đặc biệt quan trọng của lợi khuẩn.
L. fermentum CECT5716 và L. reuteri DSM17938 gốc được lấy từ sữa mẹ. Tuy nhiên, L. reuteri DSM17938 sau đó đã được biến đổi trong phòng thí nghiệm. B. breve M-16V được phân lập gốc từ phân của trẻ nhỏ.
Trong số các lợi khuẩn hiện đang được sử dụng trong sữa công thức dành cho trẻ nhỏ, L. fermentum CECT5716 là loại lợi khuẩn duy nhất, được bổ sung ở dạng ban đầu – chính xác như lợi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong sữa mẹ.
Những thuật ngữ này có nghĩa là gì?
Probiotic (Lợi khuẩn) là những vi sinh vật sống, nhiều trong số đó vẫn còn hoạt động khi đến đường ruột, nơi chúng có tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Prebiotic (Chất xơ) là những chất khó tiêu hóa, giúp thúc đẩy có chọn lọc sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi và do đó có lợi ích tích cực gián tiếp đến sức khỏe.
Synbiotic là sự kết hợp của cả probiotic và prebiotic hoạt động tương tác với nhau.
Postbiotic là các sản phẩm và thành phần trao đổi chất của lợi khuẩn, có tác động tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người (như enzyme, peptide, thành phần của thành tế bào, các axit hữu cơ).
Chất xơ – thức ăn cho vi khuẩn đường ruột “tốt”
Các HMO tổng hợp 2´fucosyllactose (2´FL) và/hoặc Lacto-N-neotetraose (LNnT) được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền và đã được sử dụng trong một loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ1. Cả hai thành phần này đều có cấu trúc hóa học giống hệt với cấu trúc trong sữa mẹ, tuy nhiên, chúng khác với hỗn hợp phức hợp của oligosaccharides (OS) trong sữa mẹ. Chúng kém đa dạng hơn (chỉ 2 thay vì trên 200), nồng độ thấp hơn (0,15 thay vì 1,0–2,0 mg/100 ml) và cấu trúc đơn giản hơn (OS chuỗi ngắn đơn giản thay vì sự kết hợp của OS phức hợp cao). Các HMO trong sữa mẹ của các mẹ khác nhau rất khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng gồm gen của người mẹ, giai đoạn cho con bú và vị trí địa lý. Tại điểm này, các chuyên gia HMO phê phán việc sử dụng HMO lựa chọn.2, 3
Các loại chất xơ đã được thử nghiệm và kiểm nghiệm trong sữa bột dành cho trẻ sơ sinh là galacto-oligosaccharides (GOS) và fructo-oligosaccharide (FOS). Chúng ít cụ thể về cấu trúc hơn, nhưng tính an toàn và hiệu quả của chúng đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu. Galactose, một khối tạo thành duy nhất của GOS thường gặp nhất trong HMO tự nhiên. Fructose, một khối tạo thành của FOS, đã được phân lập từ thực vật, không thể tìm thấy trong HMO tự nhiên.
Synbiotic – sự kết hợp của lợi khuẩn và chất xơ
Theo mô hình sữa mẹ, sữa công thức synbiotic kết hợp lợi khuẩn L.fermentum và chất xơ GOS. Cả sự an toàn và hiệu quả của hỗn hợp synbiotic này đã được chứng minh. Trẻ được nuôi bằng sữa công thức synbiotic ít bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn đáng kể so với trẻ trong nhóm đối chứng (nuôi bằng sữa chỉ có chất xơ GOS).4,5
Postbiotic – sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn
Khi nào lợi khuẩn chuyển hóa chất nền để phát triển, chúng sẽ để lại “sản phẩm phụ” gọi là postbiotic. Điều này có thể xảy ra trong đường ruột của trẻ, nơi chúng được lợi khuẩn có trong sữa mẹ hoặc trong sữa công thức tạo ra. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được thêm vào sữa công thức bằng phương pháp lên men vi khuẩn qua nuôi cấy, rồi bị tiêu diệt bằng nhiệt trong giai đoạn sau của quy trình sản xuất. Dữ liệu nghiên cứu về sữa công thức lên men trên thị trường vẫn chưa được công bố trên tạp chí khoa học. Theo các chuyên gia, dữ liệu về tính hiệu quả của sữa công thức lên men vẫn chưa đầy đủ.6
Thông tin khoa học HiPP
Tài liệu tham khảo
1 Puccio G et al. (2017). Effects of Infant Formula With Human Milk Oligosaccharides on Growth and Morbidity: A Randomized Multicenter Trial. JPGN; 64: 624-631
2 Bode L. Talk ESPGHAN Congress 2017. Human Milk Oligosaccharides at the Interface of Maternal-Infant Health. (watch and listen at our HiPP site for HCPs: hcp.hipp.com/Lectures/ ESPGHAN – HiPP Satellite Symposium Prag, 12.05.2017)
3 Milani C et al. (2017). The First Microbial Colonizers of the Human Gut: Composition, Activities, and Health Implications of the Infant Gut Microbiota. Microbiol Mol Biol Rev.; 81:ee00036-17
4 Maldonado J et al. (2012). Human milk probiotic Lactobacillus fermentum CECT5716 reduces the incidence of gastrointestinal and upper respiratory tract infections in infants. JPGN; 54: 55-61
5 Gil-Campos M et al. (2012). Lactobacillus fermentum CECT 5716 is safe and well tolerated in infants of 1-6 months of age: a randomized controlled trial. Pharm Res; 65(2): 231-238
6 Szajewska H et al. (2015). Fermented infant formulas without live bacteria: a systematic review. Eur J Ped; 174(11): 1413-1420 7 Braegger et al. (2011). Supplementation of infant formula with probiotics and/or prebiotics: a systematic review and comment by the ESPGHAN committee on nutrition. JPGN; 52: 238-250