10 câu hỏi về canh tác hữu cơ và tính bền vững
Canh tác hữu cơ và canh tác thông thường khác nhau như thế nào? Canh tác hữu cơ có đặc điểm và lợi ích gì?
Mời các bạn cùng tìm hiểu qua 10 câu hỏi - đáp dưới đây.
1. Tại sao nông nghiệp hữu cơ lại quan trọng?
Nông nghiệp hữu cơ nghĩa là làm việc trên đất đai hòa hợp với thiên nhiên. Điều này bao gồm việc tôn trọng các chu kỳ của tự nhiên và xử lý có trách nhiệm với các nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Một ví dụ điển hình của nông nghiệp vòng tròn hữu cơ là sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi. Điều này có nghĩa là các trang trại chỉ giữ lại số lượng động vật mà họ có thể nuôi bằng những gì chúng sản xuất ra và phân từ động vật được sử dụng để bón đất theo cách không lấn át đất
Một trụ cột quan trọng khác của nông nghiệp hữu cơ là bảo tồn và cải thiện độ phì nhiêu của đất nhằm duy trì sự tuần hoàn chung. Điều thiết yếu là không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu tổng hợp hoặc phân bón khoáng dễ hòa tan nào. Việc này không chỉ bảo vệ đất và nước, mà còn bảo vệ cả côn trùng và các sinh vật có ích khác. Độ phì nhiêu của đất được đảm bảo thông qua quá trình tạo mùn, luân canh cây trồng nhiều năm và sử dụng các loại cây trồng cố định đạm. Đây là cách nông nghiệp hữu cơ góp phần bảo vệ khí hậu, bảo vệ các loài và bảo tồn tài nguyên. Hình 1 cho thấy rõ các phân đoạn canh tác hữu cơ khác nhau này đan xen như thế nào.
Trong thực phẩm hữu cơ có ít dư lượng thuốc trừ sâu hơn so với thực phẩm được sản xuất thông thường.
2. Tại sao phải cẩn thận với thuốc trừ sâu?
Thuốc trừ sâu là những chất chủ yếu được sử dụng để giữ cho cây trồng khỏe mạnh và ngăn chặn chúng khỏi sâu bệnh phá hoại. Thuốc trừ sâu được phân nhóm theo mục đích sử dụng: thuốc trừ sâu (chống côn trùng), thuốc diệt cỏ (chống lại thực vật, chẳng hạn như cỏ dại) và thuốc diệt nấm (chống lại nấm). Thuốc trừ sâu tổng hợp có thành phần chính là các chất nhân tạo hoặc kết hợp các chất khác nhau với nhau, do đó có tác dụng độc hại đối với các sinh vật tương ứng. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc trừ sâu không chỉ ảnh hưởng đến các sinh vật có hại mà còn ảnh hưởng đến cả các loài thực vật và động vật có ích khác. Các hoạt chất trong thuốc trừ sâu cũng có thể tích tụ trong chuỗi thức ăn hoặc gây ô nhiễm các nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước ngầm của chúng ta. Vì vậy, thuốc trừ sâu cuối cùng có thể ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh.
3. Theo quy trình canh tác hữu cơ, đồng ruộng được bón phân như thế nào?
Trong canh tác hữu cơ, các chất dinh dưỡng được bổ sung vào đất bằng cách thúc đẩy sự hình thành mùn và bằng cách sử dụng phân hữu cơ và khoáng chất. Mùn được hình thành nhờ quá trình trồng các loại cây cố định chất dinh dưỡng như lupin, đậu Hà Lan hoặc các loại cỏ ba lá khác nhau giữa các cây trồng chính (cây che phủ). Phần dư thừa của các loài thực vật giàu dinh dưỡng được đưa vào đất, do đó bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như nitơ cho đất.
Bón phân hữu cơ có nghĩa là bón phân lỏng và bùn. Lượng phân có sẵn tùy thuộc vào số lượng động vật được nuôi trên đất của trang trại. Khi cần thiết, phân khoáng cũng có thể được sử dụng, bao gồm phốt pho, bụi đá, vôi cũng như các khoáng chất tự nhiên như lưu huỳnh và các vi chất dinh dưỡng khác. Những biện pháp này cũng giúp cây trồng duy trì khả năng chống lại sâu bệnh và bệnh cây trồng. Trong nông nghiệp truyền thống, các loại bệnh này thường được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp.
4. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tổng hợp: Chúng cũng có tác động đến con người không? Ai đặc biệt có nguy cơ và tại sao?
Thuốc trừ sâu tổng hợp có thể có tác động đến con người chúng ta. Nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương là thai nhi, trẻ nhỏ. Thuốc trừ sâu có thể được hấp thụ qua nhau thai của người mẹ và sau đó gây hại cho thai nhi khi cơ thể và các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện. Cơ thể và các cơ quan của trẻ em cũng chưa trưởng thành. Nghĩa là cơ thể tạo ra ít enzym hơn để phân hủy các chất ô nhiễm như vậy. Do trọng lượng cơ thể trẻ em thấp hơn so với người lớn nên nồng độ các chất ô nhiễm sẽ cao hơn. Tất cả những điều này khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.3 Ảnh hưởng sức khỏe có thể có của nồng độ thuốc trừ sâu quá mức ở trẻ em bao gồm béo phì, rối loạn chuyển hóa, suy giảm nhận thức, chậm phát triển, rối loạn hô hấp và rối loạn tăng động giảm chú ý.
5. Động vật được chăn nuôi hữu cơ như thế nào? Kháng sinh có thể được sử dụng cho vật nuôi không?
Số lượng động vật được nuôi trong các trang trại hữu cơ luôn phụ thuộc vào diện tích đất có sẵn (xem câu hỏi 1: Tại sao lại chuyển sang trang trại hữu cơ?). Gà, gia súc và lợn hữu cơ được tận hưởng nhiều không gian hơn trong chuồng và trên đồng cỏ, đồng thời có nhiều thời gian ở ngoài trời hơn so với động vật trong các trang trại truyền thống. Trong các trang trại hữu cơ, động vật có cơ hội tham gia vào các hoạt động tập tính tự nhiên. Ví dụ, lợn có những khu vực được phủ rơm, nơi chúng có thể thỏa thích hành động theo bản năng. Các loại thuốc như kháng sinh không được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa mà chỉ khi nó thực sự cần thiết cho sự phục hồi của vật nuôi. Trước khi điều trị như vậy, tất cả các biện pháp tự nhiên, chẳng hạn như sử dụng hết các phương pháp thảo dược và lấy độc trị độc (vi lượng đồng căn).
6. Thực phẩm hữu cơ có giàu dinh dưỡng hơn không?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm hữu cơ chứa hàm lượng một số chất dinh dưỡng cao hơn so với thực phẩm thông thường. Điều này đã được chứng minh đối với các chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật như axit phenolic12 và các vi chất dinh dưỡng như sắt và kẽm11. Hàm lượng axit béo omega-3 trong sữa13 và thịt14 hữu cơ cao hơn. Chất dinh dưỡng này thường được gọi là axit béo tốt và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
7. Tại sao HiPP có con dấu hữu cơ của riêng mình?
Chúng tôi mang đến bàn ăn hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ mà chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng.
Điều gì làm cho con dấu hữu cơ HiPP của riêng chúng tôi trở nên đặc biệt?
Các tiêu chuẩn của HiPP về sản xuất hữu cơ vượt xa các yêu cầu pháp lý của Liên minh châu Âu (EU), với các giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với các chất ô nhiễm. Để làm được việc này, các phòng thí nghiệm của HiPP thực hiện ít nhất 260 loại kiểm tra và tầm soát tới 1200 chất tồn dư và chất gây ô nhiễm cho từng sản phẩm.
Hơn nữa, những sản phẩm dành cho trẻ em của chúng tôi được sản xuất theo phương thức phù hợp với khí hậu, tốt cho tự nhiên. HiPP trung hòa lượng carbon đáng kể được tạo ra dọc theo chuỗi giá trị đến tận tay các nhà bán lẻ - từ sản xuất nguyên liệu thô, đóng gói, đến vận chuyển trước - trong và sau sản xuất.
Các nguyên tắc về quyền lợi động vật của chúng tôi bao gồm cấm sử dụng các loại thuốc thú y có thể dẫn đến tồn dư trong sản phẩm từ động vật và thời gian chờ lâu hơn sau khi sử dụng thuốc được phép.
Con dấu hữu cơ HiPP của chúng tôi còn đảm bảo rằng chúng tôi giữ cho thời gian vận chuyển động vật càng ngắn càng tốt và không sử dụng chất kích điện trên dộng vật.
8. Nông nghiệp hữu cơ có phải chính là canh tác thân thiện với môi trường?
Canh tác hữu cơ rất thân thiện với tài nguyên và tương thích với môi trường. Điều này có thể được định lượng bằng các thông số như phát thải khí nhà kính, chất lượng đất, đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường, cũng như lượng thuốc trừ sâu tồn dư trong các mặt hàng thực phẩm thành phẩm.
Nếu các tác động môi trường được tính thành tiền theo cách tính chi phí thực sự, thực phẩm được sản xuất hữu cơ sẽ hiệu quả về chi phí hơn so với sản xuất truyền thống.
9. Nông nghiệp hữu cơ đóng góp cho đa dạng sinh học và bảo tồn giống loài như thế nào? HiPP đang làm những gì để bảo tồn đa dạng sinh học?
Nông nghiệp hữu cơ đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng giống loài15, đặc biệt nhờ không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân đạm tổng hợp cũng như phân lân hòa tan cao. Đất nông nghiệp hữu cơ lành mạnh cũng là nơi trú ngụ của động vật hoang dã và tạo ra môi trường sống mới cho nhiều loại côn trùng khác nhau.
HiPP thực hiện nghiên cứu thực tế về các phương pháp tiềm năng tại trang trại Ehrensberger Hof thuộc sở hữu của gia đình gần Pfaffenhofen ở Bavaria, Đức. Các phương pháp và thực hành đã được chứng minh là thành công sau đó được áp dụng tại hơn 8.000 trang trại hữu cơ cung cấp nguyên liệu cho HiPP.
Bằng cách nuôi các loài giống cũ, HiPP tiếp tục thúc đẩy sự đa dạng di truyền. Như tại trang trại HiPP kiểu mẫu, chúng tôi nuôi bò Braunvieh chính gốc mà hiện chỉ có vài trăm con.
10. Tại sao công nghệ gen KHÔNG được sử dụng trong canh tác hữu cơ?
Kỹ thuật di truyền mâu thuẫn với một trong những nguyên tắc chính của canh tác hữu cơ là tôn trọng các chu kỳ của tự nhiên. Ngược lại với nhân giống tự nhiên khi các loài có quan hệ gần hoặc rất gần được lai tạo, kỹ thuật di truyền nhằm mục đích chuyển các đoạn gen nhất định vượt qua các ranh giới của loài. Sự lan truyền và nhân rộng của sinh vật biến đổi gen (GMO) rất khó kiểm soát, điều này có thể dẫn đến việc ô nhiễm vật chất di truyền của các loài thực vật tự nhiên. Trong khi đó, canh tác hữu cơ hướng đến giải pháp chăn nuôi tự nhiên bền vững và tốt cho tự nhiên nhất.16
Tài liệu tham khảo
1. BOLW (2021) Was ist ökologische Landwirtschaft?
2. Umweltbundesamt (2020) Pestizide.
3. EFSA (2021). Pestizide.
4. Greenpeace (2015). Pestizide und unsere Gesundheit. Die Sorge wächst.
5. BOLW. Düngung im Ökolandbau. 2021.
6. Debost-Legrand, A. et al. (2016). Prenatal exposure to persistent organic pollutants and organophosphate pesticides, and markers of glucose metabolism at birth. Environmental research, 146, 207–217.
7. Butler-Dawson, J. et al. (2016). Organophosphorus pesticide exposure and neurobehavioral performance in Latino children living in an orchard community. Neurotoxicology, 53, 165–172.
8. Gunier, R. B. et al. (2017). Prenatal Residential Proximity to Agricultural Pesticide Use and IQ in 7-Year-Old Children. Environmental health perspectives, 125(5)
9. Bouchard, M. F. et al. (2011). Prenatal exposure to organophosphate pesticides and IQ in 7-year-old children. Environmental health perspectives, 119(8)
10. Raanan, R. et al. (2015). Early-life exposure to organophosphate pesticides and pediatric respiratory symptoms in the CHAMACOS cohort. Environmental health perspectives, 123(2), 179–185.
11. Tiergesundheit in der Öko-Landwirtschaft. BOLW.
12. Barański, M. et al. (2014). Higher antioxidant and lower cadmium concentrations and lower incidence of pesticide residues in organically grown crops: a systematic literature review and meta-analyses. The British journal of nutrition, 112(5), 794–811.
13. Średnicka-Tober, D. et al. (2016). Higher PUFA and n-3 PUFA, conjugated linoleic acid, α-tocopherol and iron, but lower iodine and selenium concentrations in organic milk: a systematic literature review and meta- and redundancy analyses. The British journal of nutrition, 115(6), 1043–1060.
14. Średnicka-Tober, D. et al. (2016). Composition differences between organic and conventional meat: a systematic literature review and meta-analysis. The British journal of nutrition, 115(6), 994–1011.
15. Hausmann, A. et al. (2020). Toward a standardized quantitative and qualitative insect monitoring scheme. Ecology and evolution, 10(9), 4009–40